bánh sắn

Sắn là loại củ có vị ngọt bùi, chứa nhiều tinh bột có thể dùng để chế biến món ăn mang những hương vị đặc trưng riêng. Nổi tiếng trong số đó phải kể đến bánh sắn cốt dừa. Hãy cùng vào bếp với Điện máy XANH để tham khảo ngay cách làm món bánh này để chiêu đãi cả nhà nhé!

Nguyên liệu làm Bánh sắn cốt dừaCho 2 người

Sắn 1 kg

Dừa nạo 100 gr

Nước cốt dừa 400 ml

Sữa đặc 50 ml

Mè trắng 50 gr

Bột năng 50 gr

Đường 100 gr

Muối 1 ít

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn mua sắn (khoai mì) ngon

  • Sắn bạn nên chọn củ thuôn dài, phần thân to, khi cầm cảm thấy nặng tay sẽ ngon hơn nhiều.
  • Dùng móng tay cạo nhẹ phần vỏ mỏng phía ngoài sắn, nếu lớp vỏ phía trong là màu hồng nhạt thì chọn, màu trắng thì nên bỏ qua, bởi vì lớp vỏ màu hồng sẽ có ít độc tố hơn lớp vỏ màu trắng.
  • Ngoài ra, không nên để sắn quá lâu vì sẽ bị chai sượng, khô và không còn ngon nữa.

Nước cốt dừa mua ở đâu?

  • Hiện nay trên thị trường đã có loại nước cốt dừa lon để sử dụng rất tiện lợi, bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các siêu thị hoặc tại các cửa hàng Bách hóa XANH trên toàn quốc.
  • Bên cạnh đó bạn có thể tự làm nước cốt dừa từ dừa nạo vô cùng đơn giản ngay tại nhà

Nguyên liệu món ăn bánh sắn cốt dừa

Dụng cụ thực hiện

Lò nướng, nồi xửng hấp, tô, bếp, muỗng

Cách chế biến Bánh sắn cốt dừa

  • Sơ chế nguyên liệu

    Sắn sau khi mua về thì bạn dùng dao cắt bỏ phần đầu và đuôi sắn (vì phần này thường chứa chất độc). Sau đó cắt thành từng khúc và gọt bỏ hết lớp vỏ bên ngoài, rồi ngâm với nước muối để cho sắn ra hết nhựa và chất độc. Bạn nên ngâm khoảng 4 – 8 tiếng, trong quá trình ngâm nên thay 1 – 2 lần nước.

    Sau khi ngâm xong thì rửa lại thật sạch với nước và dùng dao bổ đôi miếng sắn để cho miếng sắn nhanh chín và mềm hơn. Sau đó cho sắn lên xửng hấp, khi hấp bạn rắc lên trên một ít muối ăn. Hấp khoảng 20 – 25 phút khi sắn đã chín thật mềm thì tắt bếp.

    Cho sắn ra tô rồi dùng tay bóp nát hoặc dùng máy xay sinh tố để nghiền nát sắn.

    Mẹo loại bỏ độc tố của củ sắn (khoai mì): 
    • Phần vỏ bên ngoài của sắn thường có độc tố do đó tốt nhất bạn nên sơ chế sắn trước 1 ngày khi làm bánh nhé!
    • Ngâm sắn với một ít muối giúp khoai không bị thâm đen và thải bớt độc tố. Trong quá trình ngâm sắn, bạn phải thường xuyên thay nước.
  • Trộn bột

    Sau khi sắn đã được nghiền nhuyễn thì bạn thêm vào hỗn hợp nguyên liệu gồm: 50gr bột năng, 400ml nước cốt dừa, 100gr dừa nạo, 100gr đường, 50gr mè trắng đã rang, 50ml sữa đặc vào và trộn đều.

    Bước 2 Trộn bột Bánh sắn cốt dừa

    Tiếp theo, bạn dùng tay để nhào bột, nếu bột khô thì cho thêm nước, nhào bột cho đến khi các nguyên liệu hoà quyện hết vào nhau tạo thành một hỗn hợp bột không dính tay thì chia bột thành các phần bằng nhau để nặn bánh.

    Bước 2 Trộn bột Bánh sắn cốt dừa

    Kế đến, bạn chia bột và nặn bánh thành hình tròn và dùng lòng bàn tay ấn ghì xuống để cho bánh hơi dẹp lại và trông đẹp mắt hơn, hơn nữa khi nướng bánh sẽ không bị vỡ.

    Bước 2 Trộn bột Bánh sắn cốt dừa

  • Nướng bánh

    Sau khi đã nặn bánh xong thì bạn dùng chổi quét dầu mỡ phết một chút dầu ăn lên bề mặt bánh để khi nướng bánh không bị khô và vỡ

    Tiếp theo, làm nóng lò trước 10 phút ở mức nhiệt 160 độ C. Sau đó, cho bánh vào nướng khoảng 20 – 25 phút rồi lật bánh lại và nướng thêm khoảng 20 phút nữa. Nếu muốn mặt bánh vàng hơn thì bạn có thể kéo dài thời gian nướng thêm 5 phút hoặc có thể nướng bánh bằng than hoa nhé.

    Bước 3 Nướng bánh Bánh sắn cốt dừa

  • Thành phẩm

    Món bánh sắn cốt dừa trong rất đẹp mắt, mùi sắn lẫn với mùi cốt dừa rất thơm. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được bánh mềm dẻo dẻo dai dai, vị ngọt vừa phải, thêm vị ngậy béo của cốt dừa sẽ làm cho bạn thích mê ngay.

    Bước 4 Thành phẩm Bánh sắn cốt dừa

.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ZALO: 0856665375
Kênh liên hệ khác!
Gọi ngay cho chúng tôi!