Xôi ngũ sắc là một món ăn rất đặc biệt được làm bằng nhiều loại cây rừng kết hợp với nếp nương. Để hiểu được ý nghĩa xôi ngũ sắc chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian cũng như công sức. Những điều đó sẽ được đúc kết lại trong bài viết dưới đây, bạn đọc cùng theo dõi nhé.
Ý nghĩa xôi ngũ sắc theo các đồng bào dân tộc thiểu số
Đối với những người đồng bào thiểu số dân tộc Cao Lan, Tày, Nùng, Thái,… ở những vùng núi tây bắc. Mỗi một màu sắc của xôi đều tượng trưng cho những ý nghĩa lớn lao đặc biệt trong “Ngũ hành”.
Đối với người Tày vào những dịp lễ truyền thống giỗ, cưới hỏi hay các ngày ngày Tết mồng 5 tháng 5, ngày rằm tháng Bảy hằng năm… người ta mới nấu loại xôi này. Họ cũng thường quan niệm rằng nhà ai làm đẹp nhất, khéo nhất về màu sắc thì chắc chắn là người đó khéo tay cũng như làm ăn phát đạt thịnh vượng nhất.
Cũng theo các già làng ở đây xôi ngũ sắc còn có 1 ý nghĩa hết sức nhân văn đó là tượng trưng cho tình cảm, tinh thần đoàn kết của các anh em vùng núi Tây Bắc. Năm màu sắc này hội ngộ chung lại với nhau chính là sự gắn bó keo sơn.
Từng màu sắc trên món xôi này đều mang trong mình những điều ước những ý nghĩa to lớn
Còn đối với người Thái mỗi một màu xôi ngoài thể hiện sự tương quan về vũ trụ, ngũ hành thì nó còn tượng trưng cho sự thủy chung, lòng son sắc, tình cảm gia đình. Như màu đỏ tượng trưng cho những ước mơ những khát vọng trong đời sống. Màu tím tượng trưng đối với sự giàu có về đất đai về núi rừng.
Màu vàng là thể hiện cho sự ấm no, xung túc phát triển. Màu xanh chính là về bầu trời của vùng núi Tây Bắc, ở đây luôn luôn mưa gió thuận hòa để che chở cho họ. Màu trắng thì thể hiện sự lòng thủy chung, trong trắng. Việc mâm xôi có 5 màu sắc như hình cánh hoa chứ không phải là 5 mâm riêng biệt hay xếp chồng lên nhau chính là thể hiện lòng tôn kính tổ tiên, cha mẹ và tình yêu thương.
Cách làm từng màu trên món xôi ngũ sắc cũng đều rất công phu và hoàn hảo
Để làm ra được những mâm xôi ngũ sắc đẹp và ngon nhất thì những nguyên liệu cũng phải được lựa chọn rất là kỹ. Gạo nhất định phải là Tú Lệ (còn gọi là nếp Tan Lả – theo tiếng của người Thái), hạt đều và trộn cùng với đủ các loại lá cây để cho ra được những màu sắc như mong muốn.
- Màu đỏ thì sử dụng gấc, lá cơm đỏ để nhuộm
- Màu xanh thì sử dụng vỏ bưởi hoặc lá xôi xanh
- Màu vàng thì sử dụng đến nước nghệ
- Màu Tím là cơm đen hoặc là lá cây sau…
Ban đầu phải ngâm gạo trước đó qua đêm sau đó chia làm 5 phần bằng nhau. Mỗi màu đều phải cho ra 1 chõ riêng tùy từng nơi mà người ta trình bày thành nhiều hình khác nhau.