Rong biển là gì các loại rong biển ngon, món ăn từ rong biển

1 Nguồn gốc và đặc điểm của rong biển

Nguồn gốc của rong biển

Rong biển là loại thực vật sống ở biển, thuộc nhóm tảo đa bào nhưng không có cùng tổ tiên với tảo nâu, tảo đỏ và tảo lục.

Rong biển xuất hiện từ rất lâu và được con người sử dụng từ 10 nghìn năm trước. Chẳng hạn, với nền văn hóa Trung Quốc cổ đại, rong biển là một trong những đặc sản được phục vụ cho các bữa ăn của vua chúa và hoàng tộc.

Rong biển không chỉ trở thành là món ăn đặc trưng của các khu vực nước châu Á mà còn phổ biến ở các khu vực khác như quần đảo Thái Bình Dương, các nước Nam Mỹ ven biển,….

Nguồn gốc

Đặc điểm của rong biển

Rong biển còn được gọi là tảo bẹ, có khá nhiều màu từ màu đỏ, màu nâu đen cho đến màu xanh lá cây. Loại rong này thích nghi cả hai môi trường: nước mặn và nước lợ, thường mọc trên các vách đá, rạn san hô, hoặc mọc dưới tầng nước sâu trong điều kiện ánh sáng mặt trời vẫn chiếu tới được để giúp rong biển có thể quang hợp.

Đặc điểm

2 Các loại rong biển bạn có thể mua

Nhắc đến rong biển có đến hàng trăm loại với những đặc điểm riêng biệt, nhưng Điện máy XANH sẽ gợi ý cho bạn một số loại rong biển mà bạn có thể mua như sau:

Rong biển wakame: thường được dùng để ăn tươi hoặc nấu súp, được tìm thấy nhiều nhất ở Nhật Bản vào mùa xuân.

Rong biển wakame

Rong biển arame: thường dùng cho món xào với thịt và rau củ, hoặc nấu canh, có hàm lượng tương tự như loại rong biển wakame.

Rong biển arame

Rong biển hijiki: có dạng sợi ngắn, nhỏ và màu nâu; phổ biến dưới dạng khô nên khi sử dụng bạn cần phải ngâm mềm rồi mới chế biến, thường dùng cho món canh.

Rong biển hijiki

Rong biển kombu: loại rong biển này dường như không có mùi tanh đặc trưng của rong biển nên có thể kết hợp với nhiều món ăn.

Rong biển kombu

Rong biển xoắn spirulina: thường có dạng bột, thường được dùng để pha uống hoặc chế tạo dược phẩm.

Rong biển xoắn spirulina

Rong biển klamath: có chức năng tương tự với các loại rong biển khác nhưng được chế xuất dưới dạng viên.

Rong biển klamath

Rong biển ogonori: có dạng sợi nhỏ và có màu xanh, nâu, thường dùng để làm món gỏi hoặc salad, vì ăn rất giòn và ngon.

Rong biển ogonori

Rong biển nori: có màu xanh đen, mùi tanh đặc trưng và vị hơi lợ, thường được dùng cuộn cơm hoặc ăn vặt trực tiếp.

Rong biển nori

Rong biển kanten: ít phổ biến trên thị trường. Mùi vị không đậm đà, thường được chế biến với trái cây hoặc nấu canh.

Rong biển kanten

Rong biển mozuku: có màu nâu sẫm, đây là loại rong biển đặc trưng của vùng biển Okinawa (Nhật Bản).

Rong biển mozuku

Rong biển tosaka: có ba màu (đỏ, trắng và xanh lá), dùng để ăn sống, kèm với salad hoặc nấu canh.

Rong biển tosaka

Rong biển dulse đỏ: có thể được chế biến cùng với một số loại đậu, ngũ cốc, nước sốt và súp.

Rong biển dulse đỏ

Rong nho: có màu xanh tự nhiên, có mùi khá tanh, tùy theo sở thích mà bạn có thể dùng để trộn với một số loại rau củ, nấu canh hải sản hoặc làm gỏi.

Rong nho

Rong biển chỉ vàng: gần như không tanh và có vị ngọt nhẹ, được dùng như thực phẩm giải nhiệt, làm mát cho cơ thể.

Rong biển chỉ vàng

Tảo bẹ: có màu xanh lá và chứa nhiều khoáng chất, được dùng làm nguyên liệu cho nhiều món khác nhau.

Tảo bẹ

3 Ngâm rong biển khô bao lâu?

Ngâm rong biển và bóp muối

Rong biển khô sau khi mua về thì bạn đem ngâm với nước lạnh khoảng 20 – 30 phút đến khi rong biển nở hoàn toàn. Kế đến, bạn chắt bỏ nước đi và cho một ít muối vào rồi dùng tay bóp đều, nhẹ nhàng từ 1 – 2 phút.

Sau đó, đem rửa sạch lại với nước là có thể dùng chế biến.

Ngâm rong biển và bóp muối

Ngâm rong biển với gừng

Đầu tiên, bạn chuẩn bị một thau nước lạnh pha cùng một ít gừng băm nhỏ. Tiếp theo, cho rong biển khô vào và ngâm khoảng 20 – 30 phút. Sau khi ngâm xong thì bạn chỉ cần đem rửa sạch với vài lần nước là có thể dùng được.

Ngâm rong biển với gừng

Ngâm rong biển với dầu giấm

Sau khi mua về bạn đem rong biển khô ngâm với nước lạnh đến khi chúng nở ra hoàn toàn thì vớt ra. Cho một ít dầu giấm vào rồi dùng tay bóp nhẹ khoảng 1 – 2 phút rồi đem rửa với nước lại và sử dụng.

Ngâm rong biển với dầu giấm

Ngâm rong biển và ướp với dầu mè

Bạn đem rong biển khô ngâm với nước lạnh từ 20 – 30 phút đến khi nở thì bạn vớt ra. Sau đó dùng dao cắt rong biển thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi ướp cùng muối, bột nêm và dầu mè trước khi chế biến.

Ngâm rong biển khô bao lâu?

4Các món ăn từ rong biển ngon

Tùy theo sở thích, rong biển có thể được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như:

Rong biển tỏi ớt

Hương thơm của tỏi rang, vị cay mặn của muối ớt và độ giòn của rong biển, ắt hẳn đây là món ăn vặt nhâm nhi của rất nhiều bạn dù trong bất kì độ tuổi nào.

Rong biển cháy tỏi

Cách làm rong biển cháy tỏi

Dễ •
Làm trong 15 phút

Canh rong biển

Canh rong biển là món ăn truyền thống của người Nhật và Hàn Quốc, chỉ với vài thao tác đơn giản là bạn có thể chế biến xong món canh này với vị tươi mát và giàu chất dinh dưỡng từ rong biển.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ZALO: 0856665375
Kênh liên hệ khác!
Gọi ngay cho chúng tôi!