Bánh Tráng Gạo – Bánh Tráng Nhúng Bình Định
Ẩm thực Bình Định đa dạng – phong phú có nhiều món ăn lạ nhưng lại rất ngon – ăn là ghiền. Bánh tráng nhúng Bình Định là một món ăn như thế. Bánh tráng thường được sử dụng hàng ngày, trong những ngày giỗ, ngày Tết, … Bánh tráng Bình Định có thể sử dùng bằng cách nướng trên lửa than cho giòn hoặc là nhúng nước cho bánh mềm để cuốn rau sống, chả ram, thịt luộc, trứng luộc, trứng chiên, …
Quá Trình Làm Nên Chiếc Bánh Tráng Gạo Bình Định
Bánh tráng Bình Định được làm ra từ nguyên liệu chính là bột gạo.
Chuẩn Bị Bột Gạo Để Tráng Bánh
Gạo để tráng bánh phải chọn loại gạo mới – gạo ngon không nên chọn loại gạo quá dẻo (nếu sử dụng gạo dẻo để tráng bánh thì bánh tráng ra khi phơi vào dỉ sẽ bị sát dỉ, bánh tráng khi đã phơi khô bị nứt, sát dỉ, khó gỡ ra khỏi dỉ phơi). Chọn gạo xong đem gạo ngâm khoảng 2 tiếng để cho gạo mềm – đãi sạch rồi cho vào cối xay thành bột.
Chuẩn Bị Nồi Tráng Bánh
Nồi tráng bánh thường là 1 cái nồi đồng lớn (người Bình Định quen gọi là cái bảy). Đổ khoảng 3/4 thể tích nồi bịt kín bằng miệng nồi bằng một tấm vải mỏng (tấm vải mỏng này thường được gọi là mặt khuông). Đun sôi nước. Trấu là lớp vỏ bên ngoài hạt gạo – là chất đốt thường được sử dụng khi tráng bánh.
Tráng bánh là quá trình khó chỉ có người thợ tráng bánh mới có thể làm được. Quan sát người thợ khi tráng bánh động tác tráng bánh nhanh làm liên tục không ngừng, chỉ có quen mới có thể làm được.
Quá Trình Tráng Bánh Tráng Bình Định
Gạo khi xay thành bột chứa trong một cái thau lớn.
- Người thợ múc bột vào cái vá (tùy vào độ lớn, dộ dày của bánh mà người thợ múc nhiều bột hay ít bột) sau đó đổ bột lên mặt khuông nhanh chóng tráng đều ra trên mặt khuông để thành hình cái bánh – đậy nắp khoảng 30 giây để bánh chín.
- Khi bánh chín thì dùng que tre dẹp một đầu tách bánh ra khỏi mặt vải mắc lên một cái ổng nhựa (ống gạc) để di chuyển bánh từ mặt nồi qua dỉ tre rồi trải lên tấm vỉ tre hình chữ nhật – đem đi phơi nắng. Để tạo ra một cái bánh tráng mất khoảng 1 phút nào ra múc bột – tráng bánh – chụm lửa – vớt bánh – phơi ra dỉ tất cả đều chỉ một mình người thợ tráng bánh làm và làm liên tục hết cái bánh này đến cái bánh khác.
- Bánh tráng khi đã được phơi đủ dỉ thì được mang đi phơi nắng phơi khoảng 2 tiếng là bánh khô, tùy vào độ nắng và độ dày của bánh mà thời gian phơi có thể kéo dài hơn.
Trong quá trình tráng bánh người thợ thường châm thêm nước để bột không quá đặc làm bánh tráng ra không ngon.
Bánh tráng khi đã được phơi khô gỡ ra và xếp lại một chồng sau đó dùng vật nặng đặt lên trên để bánh được thẳng. Bánh khi đã được xếp ngay ngắn được ràng lại thành ràng mỗi ràng 20 cái và được bán ra thị trường.
Để làm nên chiếc bánh tráng phải trải qua rất nhiều công đoạn.
Nghề Tráng Bánh Tráng – Nghề Truyền Thống Của Người Bình Định
Bánh Tráng là món ăn ưu thích của người Bình Định cũng chính vì vậy mà Bình Định có nghề tráng bánh tráng truyền thống. Mẹ tôi là người đã nuôi tôi khôn lớn bằng nghề này.
Nghề tráng bánh tráng đã cho tôi nhiều kí ức tuổi thơ tuyệt đẹp. Lúc đó khi không đi học tôi thường phụ mẹ tôi bưng bánh đi phơi – khi bánh khô bưng bánh dô – gỡ bánh – xếp bánh lại.
Lúc đó mỗi ngày mẹ phải tráng hơn 25 ký gạo có hôm lên đến 30 35 kí là bình thường. Mỗi kí gạo có thể tráng được khoảng 25 đến 30 cái bánh.
Nghề tráng bánh vất vả lắm trời nắng nóng phải ngồi sát bên lò lửa nóng càng thêm nóng.
Thưởng Thức Và Bảo Quản Bánh Tráng Gạo Bình Định
Bánh tráng Bình Định có thể dùng để nướng, nhúng hay phơi nắng bẻ ăn giòn giòn cho vui miệng. Loại bánh tráng mỏng dùng để cuốn chả ram tôm đất.
Một Số Cách Ăn Bánh Tráng Bình Định
Bánh tráng cuốn rau sống thịt ba chỉ heo luộc chấm với nước mắm ớt tỏi – ngon hết xẩy
Bánh tráng cuốn với bánh xèo, rau sống chấm với nước mắm chua ngọt thì ăn no căng bụng mới thôi
Bánh tráng cuốn bánh hỏi – lòng heo, rau sống chấm với nước mắm tỏi ớt thiệt cay.
Bánh tráng cuốn bánh tráng – tức là lấy bánh tráng nhúng rồi cuốn với bánh tráng nướng giòn, cứ vậy chấm mắm ăn cũng đủ ghiền.
Bánh tráng chiên với dầu cho giòn giòn ăn cũng rất ngon.
Bánh tráng đem thoa nước mắm lên cho ướt rồi nướng món ăn tôi thích nhất lúc nhỏ.
Bánh tráng cuốn Bình Định món ăn không thể thiếu trong nhà của người Bình Định.
Cách Bảo Quản Bánh Tráng Bình Định Để Sử Dụng Được Lâu
Bánh tráng Bình Định bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát tránh nơi ẩm ướt. Bánh có thể bảo quản và sử dụng được khoảng 3 tháng.
Hiện tại Đặc Sản Bình Định Online có bán bánh tráng gạo Bình Định