4 bước nấu bò kho 🥩

Nấu bò kho thơm, mềm, chuẩn vị, thật là ngon

Không rõ từ bao giờ, bò kho đã trở thành món ăn rất được ưu ái trong bữa cơm truyền thống của nhiều gia đình Việt Nam. Mỗi bà mẹ luôn có cho mình một cách nấu bò kho 🥩 thật là ngon để chiêu đãi những đứa con thân yêu.

Mình vẫn nhớ như in cái mùi hương quyến rũ của bò kho tràn ngập trong gian bếp mỗi khi mẹ nấu.

Mùi hương của các gia vị và thảo mộc hồi, quế, sả hòa quyện với mùi thịt bò, thật sự không thể không nhận ra, dù bạn chỉ lướt ngang qua.

Thịt bò mềm, thơm và đậm đà do thấm đều các loại gia vị cùng với nước sốt sóng sánh, lại ăn kèm với cơm nóng hay bánh mì, đặc biệt là trong thời tiết se lạnh thì thật không có gì có thể sánh bằng.

Không chỉ là món ăn có hương vị hấp dẫn, giá trị dinh dưỡng của món bò kho đem lại không hề nhỏ. Nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng, trong 100 g thịt bò có tới 28 g protein cùng rất nhiều Vitamin B12, B6, khoáng chất Cacnitin, Kali, Kẽm, Magie, Sắt, cung cấp 280 kcal năng lượng, gấp đôi so với cá và nhiều loại thịt động vật khác.

Đặc biệt là đối với các vận động viên thể thao thì thịt bò chính là loại thực phẩm giúp tăng cường cơ bắp tốt nhất, cũng như ngăn cản các chất oxy hóa khi tập luyện. Còn đối với những người khi vừa ốm dậy hay thiếu máu thì thịt bò bổ sung sắt, giúp cơ thể mau chóng khỏe mạnh và tăng tuần hoàn máu.

Chỉ cần một thao tác nhỏ, bạn có thể tìm kiếm được rất nhiều cách nấu bò kho ngon. Mặc dù các công thức có khác nhau nhưng đều phải đảm bảo đủ độ béo mềm của thịt bò hòa quyện cùng hương vị đậm đà của các loại gia vị thảo mộc.

Và dưới đây mình sẽ chia sẻ với các bạn một công thức của cách nấu bò kho chi tiết hơn bao giờ hết. Đảm bảo chỉ cần bạn làm đúng theo từng bước sẽ cho ra thành phẩm món bò kho ngon đến “say lòng”, khiến cả nhà phải xuýt xoa khen ngợi.

Bên cạnh cách chế biến chuẩn thì điểm quan trọng nhất để có món bò kho ngon là ở khâu chọn thịt bò 🥩, thời gian tẩm ướp các loại gia vị 🧂 và thời gian nấu ⏳ để thịt bò ngọt thơm và mềm vừa đủ chứ không bị quá nhừ.

Các bạn đừng quên tham khảo mẹo chọn thịt bò và gợi ý các phiên bản bò kho “quốc tế” ở cuối bài nhé!

Cách Nấu Bò Kho

Công thức cách nấu bò kho ngon, mềm, chuẩn vị chi tiết nhất, để bạn đãi cả gia đình một bữa ăn thật là ngon ngày cuối tuần.
Chuẩn bị: 45 phút
Nấu: 1 giờ
Tổng thời gian: 1 giờ 45 phút
Bữa ăn: Main Course
Đặc sản: Việt Nam
Keyword: Bò Kho
Khẩu phần:  người
Calories: 360kcal

Nguyên Liệu

  • 1 kg Thịt nạm bò
  • 5 muỗng canh rượu trắng
  • 10 g tỏi
  • 20 g gừng
  • 4 cây sả
  • 1 muỗng cà phê ngũ vị hương
  • muỗng canh bột nêm
  • 1 muỗng cà phê bột nêm
  • muỗng canh đường
  • 1 muỗng cà phê đường
  • 1 muỗng cà phê bột ớt paprika
  • 1/4 muỗng cà phê bột quế
  • 1/4 muỗng cà phê bột nghệ
  • muỗng canh nước tương
  • 3 muỗng canh dầu ăn
  • 1 muỗng canh đầy dầu điều (hoặc dầu gấc)
  • 400 g cà rốt
  • 100 g hành tây
  • 50 g hành tím
  • 1 quả cà chua
  • 3 hoa hồi
  • 5 g quế khâu
  • 1 lít nước dừa
  • 2 muỗng canh tinh bột ngô
  • 6 muỗng canh nước
  • Rau húng quế, ngò gai, ớt, chanh, muối, tiêu

Hướng dẫn

Bước 1: Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu

  • Bóp thịt bò với rượu trắng và gừng đập dập để khử mùi hôi. Sau đó, rửa sạch với nước lạnh và trụng qua nước sôi trong 3 đến 5 phút. Vớt thịt ra để ráo nước, thái miếng vừa ăn.
    B1.1
  • Đập dập, băm nhuyễn hành tím, tỏi, gừng, 1 nhánh sả cho vào thịt bò.
    B1.2
  • Trong 1 bát nhỏ, trộn đều gia vị gồm: ngũ vị hương, bột nêm, đường, bột ớt paprika, bột quế, bột nghệ và nước tương. Trộn đều tất cả các gia vị trên với thịt bò và ướp trong khoảng 30 phút.
    B1.3
  • Làm sạch và sơ chế các loại rau củ quả. Cà rốt thái miếng hoặc tỉa hoa, hành tây bổ múi cau, cà chua thái hạt lựu, sả cắt khúc khoảng 5 cm.
    B1.4

Bước 2: Xào cà chua

  • Làm nóng chảo, đảo cà chua với 1 muỗng canh vơi dầu điều, đường và hạt nêm trên lửa nhỏ cho đến khi cà chua chín mềm.
    B2

Bước 3: Kho thịt bò

  • Cho vào nồi 2 muỗng canh dầu ăn, khi dầu nóng, cho sả, gừng, hành và tỏi bằm, đảo đều cho đến khi các nguyên liệu chuyển màu vạng nhạt thì cho thịt bò vào đảo trên lửa lớn trong khoảng 5 phút. Sau đó, thêm phần cà chua đã xào chín mềm, hồi, quế, và nấu trong 10 phút ở mức lửa trung bình.
  • Xào sơ cà rốt với dầu điều, hạt nêm và đường trên lửa nhỏ trong 3 phút.
    B3.2
  • Đun nóng nước dừa trong 3 phút.
    B3.3
  • Sau 10 phút đun thịt bò với cà chua, hồi và quế thì bạn vớt phần quế ở trong nồi ra, rồi cho toàn bộ phần nước dừa vào nồi và đun ở lửa vừa. Sau 15 phút, thêm cà rốt vào và đun nhỏ lửa trong vòng 20 phút, rồi thêm hành tây và hành tím, đun khoảng 1 phút.
    B3.4
  • Cuối cùng, để tạo độ sệt cho nước sốt, pha 2 muỗng canh tinh bột ngô với 6 muỗng canh nước, cho vào nồi và khuấy đều trong 5 phút rồi tắt bếp.

Bước 4: Hoàn thành

  • Múc bò kho ra bát. Bò kho có thể ăn kèm với ngò gai, ớt, húng quế, muối tiêu, chanh, muối ớt chanh, ăn cùng bánh mì, cơm hoặc mì tùy sở thích.
    B3.5

Chi tiết cách nấu món bò kho

Bước chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, bạn pha rượu trắng với một phần gừng được đập dập để khử mùi hôi của thịt bò. Sau đó, bạn rửa sạch với nước lạnh và trụng qua nước sôi trong 3 đến 5 phút để khử nốt mùi hôi của thịt rồi vớt ra để ráo nước, thái miếng vuông hoặc chữ nhật vừa ăn.

Tiếp theo, bạn rửa sạch, bóc vỏ hành tím, tỏi và gừng rồi đập dập và băm nhỏ. Sau đó, bạn lấy 1 muỗng canh đầy hành, tỏi, và gừng băm cho vào thịt bò. Bạn tiếp tục đập dập rồi bằm nhuyễn 1 nhánh sả, và cho toàn bộ vào thịt.

Bước 1: Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu

Tiếp đó, bạn thêm cà rốt vào và đun nhỏ lửa trong vòng 20 phút là cà rốt chín mềm vừa tới mà không chín nát.

Bước tiếp theo, bạn thêm hành tây, hành tím vào nồi bò kho và đun khoảng 1 phút là hành đã chín và bớt mùi hăng.

Cuối cùng, để tạo độ sệt cho phần nước sốt thêm sóng sánh, bạn pha 2 muỗng canh tinh bột ngô 🌽 với 6 muỗng canh nước, cho vào nồi và khuấy đều trong 5 phút rồi tắt bếp. Để hỗn hợp không bị vón cục, bạn nên vừa khuấy nhẹ tay vừa thêm hỗn hợp bột ngô pha loãng vào.

Bước nấu Bò Kho hoàn thành và trình bày

Sau khi nấu xong, bạn múc phần bò kho nóng hổi cùng cà rốt và nước sốt ra bát. Để tạo sự hấp dẫn, bạn có thể dùng ngò gai, ớt và rau húng quế để trang trí cho món ăn. Vậy là bạn đã hoàn thành món bò kho có hương vị thơm ngon, vô cùng hấp dẫn không thể chối từ.

Bước 4: Hoàn thành

Công thức cách nấu bò kho ngon nhất khi ăn kèm với bánh mì 🥖, xé miếng nhỏ chấm nước sốt sóng sánh, ăn kèm với thịt bò, rau húng quế, chút ngò gai và chấm muối ớt chanh hay muối tiêu chanh sẽ có vị thơm ngọt, bùi, béo ngậy mà không ngán.

Ngoài ra, bò kho ăn với cơm nóng cũng sẽ có vị rất tuyệt. Mỗi cách ăn sẽ có cái hay riêng của nó và người thưởng thức sẽ có cách đánh giá riêng cho mình. Đây cũng là một gợi ý tuyệt vời cho bữa cơm cuối tuần hoặc chiêu đãi khách quý đấy nhé.

bò kho chuẩn vị

Những lưu ý để nấu bò kho ngon

Mẹo chọn thịt bò ngon

Công thức cách nấu bò kho có hay đến mấy thì cũng không thể có sản phẩm ngon nếu phần lựa chọn nguyên liệu không tốt. Cùng tìm hiểu cách lựa chọn thịt bò ngon – thành phần quan trọng nhất trong món bò kho nhé.

  • Để chọn thịt bò ngon, bạn nên chọn loại thịt có màu đỏ tươi, miếng thịt có gân màu trắng, phần mỡ màu vàng tươi, cứng khi ấn vào.
  • Phần ngon nhất để nấu món bò kho là phần nạm bò, miếng thịt có gân màu trắng, phần mỡ màu vàng tươi so với thịt thăn.
  • Khi mua, bạn không nên chọn những thớ thịt quá lớn, nên chọn những thớ vừa, không quá cứng, không quá mịn.
  • Thịt bò tươi ngon khi dùng tay ấn vào sẽ thấy độ đàn hồi tốt, không có mùi hôi và không dính tay.
nấu bò kho thế nào

Cách tỉa rau củ cho đẹp mắt

Ngoài cắt khúc vừa ăn cho cà rốt thì bạn có thể tỉa hình bông hoa. Bạn dùng dao mũi nhọn cắt sâu vào xéo vào lõi cà rốt, từ phần đáy lên mũi dao là khoảng 0.5 cm, sau đó cắt lên cắt xuống cho đến khi chạm đến mối nối. Nên cắt sâu để dễ dàng lấy phần cà rốt tỉa bông hoa ra. Sau khi tách một nửa của phần đã tỉa, bạn cắt bằng theo chiều ngang củ cả rốt để được nửa còn lại. Bạn làm tiếp tục cho đến hết của cà rốt.

tỉa hoa quả

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tỉa cà rốt kiểu cánh hoa bằng cách chia củ cà rốt thành 5 phần bằng nhau. Bạn dùng dao khía nhẹ 2 đường thẳng tạo thành khe chữ V lượn dao kiểu chữ C cho 5 đường đã chia. Sau đó, bạn thái lát có độ dày khoảng 0,7-1 cm là đã có những cánh hoa cà rốt xinh đẹp.

bò kho ngon chuẩn vị

Và tất nhiên. các bạn cũng có thể cắt theo hình tròn 🟠, vuông 🟨, tam giác 🔺 đơn giản. Nhưng cùng chú ý độ dày và đều của các miếng cà rốt nhé. Có như vậy cà rốt trong món bò kho của bạn không bị chín nhừ nát khi nấu.

Nguồn gốc món bò kho

Vốn dĩ là món ăn quen thuộc được người người nhà nhà ưa ái nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc của món bò kho và cách làm món bò kho từ xưa.

Nó được xuất phát từ Sài Gòn thời Pháp thuộc, cái thời mà người Sài Gòn rất ưa chuộng kiểu ăn đường phố, vỉa hè. Nhân cơ hội đó, người bán đã tận dụng mọi ngóc ngách để buôn bán những món ăn được mọi người ưa chuộng.

Thời đó, vụn gân bò ở Sài Gòn rất rẻ, vì vậy người ta thường mua về để nấu bò kho bán trong các hẻm, các xóm. Tuy chỉ được nấu theo những nguyên liệu đơn sơ như gừng, sả, ớt, hành, tỏi, hoa hồi,… nhưng món bò kho dậy mùi khiến người ta phải dừng chân mỗi khi đi qua những gánh hàng rong bán bò kho.

nguồn gốc món bò kho

Ngày đó, bò kho được nấu trong một chiếc xoong rất to, rồi được gánh trên đôi vai nhỏ bé của người Sài Gòn mà đi bán ở các góc phố, lề đường. Thời ấy là thời bao cấp, chỉ có có thịt vụn chứ nào có những miếng thịt vuông vức có sự hài hòa giữa phần nạc và phần mỡ như thời bây giờ.

Dần dần, bò kho xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ những gánh hàng rong trên các vỉa hè cho đến những nhà hàng sang trọng, cao cấp . Do đó, bò kho đã nhanh chóng trở thành một trong những món ăn quen thuộc đến gây thương nhớ ở Sài Gòn.

Phải nói rằng bò kho là món ăn “quốc hồn quốc túy” của người Việt Nam ta, bởi món ăn không thể thiếu trong ẩm thực Việt được các nước phương Tây ca ngợi nhiều. Bò kho là một trong những đặc sản ở miền Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn.

Mặc dù gọi là bò kho nhưng đây lại là món ăn được nấu theo công thức hầm, chứ không hề giống các món thịt khogà kho, cá kho. Tuy nhiên, hầm bò kho phải vừa tới, đủ mềm chứ không chín mục, và cũng vừa đủ thời gian để giữ cho món ăn lắng đọng được những tinh hoa của các gia vị thảo mộc hòa quyện với nhau.

Tuy ngày nay các bà nội trợ có thể sử dụng gói gia vị nấu bò kho để giảm các công đoạn chế biến, và nấu bằng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian, cách nấu bò kho truyền thống như công thức trên đây vẫn mang lại  hương vị thơm ngon, quyến rũ hơn cả.

Các phiên bản bò kho (hầm) đó đây

Không chỉ có Việt Nam, khắp thế giới đều có những món kho hầm thịt bò với rau củ, đặc biệt là khoai tây và cà rốt. Hãy cùng Bánh tráng Sachi dạo một vòng xem những phiên bản khác lạ ở các nước bạn nhé. Nếu dễ thì ngại gì không thử để đổi vị chút nhỉ?

Cách nấu bò kho Pot-au-Feu (kiểu Pháp)

Có lẽ những người Tây lần đầu đặt chân đến dải đất hình chữ S và thưởng thức bò kho có thể nhầm tưởng hay liên hệ nó tới món “Pot-au-Feu” – một món hầm rau củ với thịt bò của Pháp.

Theo đầu bếp nổi tiếng Raymond Blanc thì Pot-au-feu là “tinh hoa của ẩm thực gia đình Pháp, là món ăn nổi tiếng nhất ở Pháp. Món ăn góp phần tôn vinh những bàn tiệc của người giàu và người nghèo.”

Món ăn này sử dụng phần thịt bò có sụn như đuôi bò và phần tủy xương cùng với các loại rau củ như cà rốt, khoai tây, cần tây, hành tây,… Các nguyên liệu rau thơm dùng tạo hương cho món ăn thường gồm mùi tây, cỏ xạ hương, lá nguyệt quế, hạt tiêu và đinh hương.

nguyên liệu nấu bò kho

Đúng như ý nghĩa của tên gọi pot-au-feu hay “nồi đặt trên lửa” thì món ăn này được ninh hầm rất lâu, có thể từ ngày này sang ngày khác theo cách nấu ngày xưa. Do đó các thành phần nguyên liệu siêu mềm.

Khá giống với bò kho Việt, món pot-au-feu này cũng được ăn kèm với bánh mì, cơm hoặc mì ống pasta. Tuy nhiên thay vì để chung các nguyên liệu trong phần súp, người Pháp sẽ gắp các phần thịt và rau củ ra đĩa riêng, có thể rắc muối hột, chấm mùn tạp và ăn kèm với dưa chuột muồi.

Pot Au Feu

Nếu bạn muốn thử làm món này thì Bánh Tráng Sachi xin chia sẻ nhanh về nguyên liệu và cách làm như sau:

Nguyên liệu:

  • 400 g thịt đùi bò kèm xương,
  • 200 g sườn bò,
  • 200 g xương tủy bò lớn,
  • 1 củ hành tây (bóc vỏ),
  • 2 cọng cần tây (cắt khúc lớn),
  • 4 củ cà rốt (gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn),
  • 1 bó tỏi tây (hành boa rô, cắt khúc lớn),
  • 500 g khoai tây bi (gọt vỏ, cắt đôi hoặc để nguyên).
  • 200 g củ cải turnip (gọt vỏ, cắt đôi),
  • 1/2 thìa canh muối hạt,
  • Gia vị: 1 thanh quế, 1 nhánh đinh hương, 1 lá nguyệt quế, 1/2 thìa cà phê tiêu đen (nguyên hạt).

Cách làm:

Bạn làm sạch thịt, xương và rau củ. Phần các hương liệu quế, đinh hương, nguyệt quế, tiêu đen bạn cho vào một túi vải xô sạch gói lại. Nếu có thể các loại rau củ bạn cũng gói lại riêng thì sau khi hầm sẽ dễ lấy ra hơn và sắp xếp các loại rau củ ra đĩa dẽ hơn.

Sau khi làm sạch và chuẩn bị các nguyên liệu, bạn cho phần xương và thịt bò vào nồi lớn, cho nước ngập phần thịt rồi đun đến khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ để ninh. Nếu có bọt thì bạn hớt bọt bỏ đi.

Bo Kho Pot Au Feu3

Tiếp đến bạn cho củ hành tây đã bó vỏ, muối và gói hương liệu vào nồi ninh cùng trong khoảng 2 tiếng rưỡi. Bạn nhớ là phải mở vung trong suốt quá trình ninh và thi thoảng hớt loại bỏ bọt để nước được trong.

Sau đó bạn cho các loại rau củ trừ khoai tây vào ninh cùng thịt trong vòng 40 phút. Vì mỗi loại rau củ có độ cứng khác nhau nên nếu bạn gói chúng riêng thì khi từng loại đã chín bạn có thể lấy ra.

Sau khi đã lấy các rau củ khác ra, bạn cho khoai tây vào cùng nồi thịt và ninh tiếp khoảng 30 phút đến khi khoai chín mềm.

Bây giờ bạn gắp toàn bộ phần thịt xương, khoai ra, có thể xêp bầy biện trên đĩa, hoặc cho chung vào tô. Phần nước ninh bạn lọc qua rây cho trong rồi đun sôi lại, nêm nếm gia vị vừa ăn là được.

Bạn dọn mâm với đĩa rau củ thịt, chút mùn tạt vàng, dưa chuột bao tử muối, nước súp và bánh mì 🥖 là đã có món pot-au-fer xịn xò chuẩn Pháp rồi đó. Không quá khó nhỉ?

À còn một điều khá thú vị khi tìm hiểu về món ăn này mình muốn chia sẻ tới các bạn. Đó là có giả thuyết cho rằng món Phở của chúng mình có thể được lấy cảm hứng từ cách nấu món pot-au-fer này đấy. Từ “phở” cũng đọc gần giống từ “fer” trong tiếng Pháp nữa.

Nikujaga – Mòn bò hầm khoai tây Nhật Bản

Một phiên bản bò “kho” với khoai tây và cà rốt nữa mà mình muốn giới thiệu tới các bạn là món Nikujaga đến từ đất nước mặt trời mọc.

Nikujaga - Mòn bò hầm khoai tây Nhật Bản

Tên gọi của món chỉ luôn tên nguyên liệu chính: “niku” là thịt và “jaga” trong “jagaimo” nghĩa là khoai tây. Ngoài hai thành phần chính này thì còn có cà rốt, shiritaki (konyaku dạng sợi), hành tây và đậu Hà Lan hoặc đậu bắp.

Đây cũng là một món ăn gia đình phổ biến tại nước này và được coi là món ăn mang “hương vị tuổi thơ”, “hương vị của mẹ”. Bởi món ăn này rất dễ nấu và thường được gia giảm gia vị theo sở thích của từng gia đình hay cách nấu của người mẹ.

Món ăn mang đậm hương vị Nhật Bản với vị ngọt nhẹ của nước tương và mirin (một loại rượu gạo có phần trăng đường cao), không cay hay có nhiều gia vị nồng tạo hương. Món này ăn nóng với cơm trắng rất ngon, đặc biệt là trong các buổi đoàn viên gia đình.

bò kho của Nhật

Cụ thể hơn, nếu bạn muốn trổ tài “nhẹ” mang món ăn Nhật này lên mâm cơm tối nhà mình thì hãy tham khảo phần nguyên liệu và cách làm gắn ngọn sau nhé.

Nguyên liệu:

  • 200 g thịt bò thái mỏng,
  • 1 túi shiritaki (200 g, trụng qua nước sôi 1 phút rồi để ráo),
  • 1 củ hành tây (bóc vỏ, thái múi cau),
  • 3 củ khoai tây (gọt vỏ, thái miếng vừa ăn),
  • 1 củ cà rốt (gọt vỏ, thái miếng vừa ăn),
  • 50 g đậu Hà Lan (hoặc các loại đậu/đỗ khác) (tước xơ, rửa sạch, cắt khúc nếu cần),
  • 1 muỗng canh dầu ăn,
  • 500 ml nước dashi (xem bài Cách làm bánh xèo Nhật Bản),
  • Gia vị: 4 muỗng canh nước tương, 4 muỗng canh mirin, 2 muỗng canh rượu trắng, 1 muỗng canh đường.

Cách làm:

Sau khi sơ chế các nguyên liệu, bạn cho dầu vào nồi, cho hành tây vào đảo đến khi hành hơi mềm trong, có mùi thơm thì cho thịt vào đảo nhanh tay đến khi không thấy phần thịt đỏ.

Sau đó bạn thêm các nguyên liệu cà rốt, khoai tây, shiritaki vào, thêm nước dashi, và phần gia vị vào rồi đun lửa to đến khi sôi. Bạn cho nhỏ lửa, vớt bỏ bọt nếu có. Nếu nước không ngập các nguyên liệu bạn có thể chế thêm nước sôi hoặc dashi.

Bạn đặt một miếng giấy nến cắt bằng kích thước nồi và có vài lỗ ở giữa để phủ bề mặt nguyên liệu trong quá trình ninh Bạn ninh nhỏ lửa trong tầm 30 phút đến khi khoai, cà rốt mềm là được.

Trước khi đơm ra bát bạn cho đậu vào. Bạn nêm nếm lại cho vừa miệng rồi  đun khoảng 2 phút nữa là hoàn thành.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ZALO: 0856665375
Kênh liên hệ khác!
Gọi ngay cho chúng tôi!